Ngan đẻ có những đặc điểm, đặc tính kỹ thuật khác với nuôi ngan trống và ngan con.
1. Đặc điểm của ngan đẻ
Có 2 chu kỳ đẻ:
- Chu kỳ 1: Từ tuần thứ 26 trở đi, thời gian đẻ kéo dài 24-28 tuần.
- Nghỉ đẻ thay lông: Giữa 2 chu kỳ là 10-12 tuần.
- Chu kỳ 2: Từ tuần thứ 64-86, kéo dài 22-24 tuần đẻ.
2. Kỹ thuật chọn ngan sinh sản
Ngan hậu bị phải được chuyển vào chuồng nuôi đẻ (nếu nuôi tập trung) ít nhất 2 tuần trước khi đẻ, khoảng tuần tuổi 23-24.
- Con trống có mào đỏ, dáng hùng dũng, có phản xạ tốt khi được kiểm tra gai giao cấu và gai giao cấu có màu hồng sáng dài từ 3-4 cm. Khối lượng phải đạt 3,4- 3,5 kg với ngan nội và 4,0-4,5 kg với ngan Pháp.
- Chọn ngan mái có mặt đỏ, thân hình cân đối, vùng bụng mềm, lỗ huyệt ướt, lông bóng sáng, vùng xương chậu mở rộng. Khối lượng cơ thể con mái phải đạt 2,1- 2,2 kg với ngan nội và 2,2-2,4 kg với ngan Pháp.
3. Chuẩn bị chuồng nuôi và trang thiết bị cho ngan đẻ
3.1. Chuồng nuôi và ổ đẻ cho ngan
- Đảm bảo tránh gió lùa, thoáng mát vào mùa hè và ấm trong mùa đông. Đảm bảo mật độ 3-4 con/m2.
- Nền chuồng nên có độ dốc để tiện vệ sinh và tốt nhất nên có 2 bậc (bậc trên chiếm 1/4 diện tích chuồng để ổ đẻ, bậc dưới nơi ngan ăn và uống nước).
- Ổ đẻ có kích thước 40cm X 40cm cho ngan mái vào đẻ. Ổ cần có đệm lót, phôi bào dày 5cm để trứng ngan đẻ được sạch, với tỷ lệ 4-5 ngan mái/ổ.
Các ổ đẻ nên đặt tựa vào dãy hành lang ở lối vào và có thể có cửa mở phía sau để thu nhặt trứng được dễ dàng.
3.2. Sân chơi và mương nước cho ngan
Cũng như ngan hậu bị, ngan sinh sản cần tối thiểu diện tích 3 mái/m2 để vận động, tắm và phối giống. Có thể sử dụng hồ ao, hay mương nước nhân tạo và hệ thống máy bơm nước sạch để cung cấp nước cho ngan sinh hoạt.
3.3. Máng ăn và máng uống cho ngan
- Đối với ngan sinh sản: cần có đủ máng ăn cho cùng một lúc tất cả ngan đều được ăn. Mỗi ngan cần 5cm chiều dài máng ăn.
- Trong việc bố trí máng ăn dùng máng treo thích hợp hơn máng cố định vì máng cố định gây trở ngại nhiều cho việc đi lại của ngan.
- Cán có máng uống nhựa hoặc loại 4 lít đảm bảo 25 con/máng để sử dụng khi ngan uống thuốc phòng…
4. Thức ăn cho ngan đẻ
Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến hiệu quả của chăn nuôi ngan. Chất lượng thức ăn có quan hệ trực tiếp đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng ngan. Khác với các gia cầm như gà, vịt, trứng của chúng còn phục vụ mục đích thương phẩm, ở ngan toàn bộ số trứng đẻ ra đều được đưa ấp để nở ra ngan con. Giá trị kinh tế là số ngan con nở/mái.
Trong quá trình chăn nuôi cần chú ý đặc điểm của ngan là không thích thức ăn bột, bởi vậy thức ăn viên đường kính từ 3,5-4,0mm + thóc tẻ có chất lượng tốt được sử dụng trong suốt chu kỳ đẻ trứng.
Dinh dưỡng của thức ăn và nhu cầu cho ăn đối với ngan sinh sản cần đảm bảo: trong 1kg thức ăn có 2850 Kcal năng lượng trao đổi và protein thô 17,5-18,5%.
Định lượng thức ăn (g/con/ngày) được đảm bảo:
- Đối với ngan mái: 160-170 g/con.
- Đối với ngan trống: 190-200 g/con.
Nên sử dụng thức ăn 3VD (Vifoco) + thóc tẻ với tỉ lệ 40-45% hoặc 3VĐ + 50-60% thóc tẻ loại tốt.
(Thức ăn 3VD chứa: năng lượng trao đổi: 275 Kcal/kg thức ăn, protein 31,5%; xơ 0,4%; canxi 5,6% V ; photpho 1,2%).
Tại các cơ sở chăn nuôi có thể bổ sung nguồn thứ ăn của địa phương: Giun, don dắt, cua, ốc… thì giảm bớt thức ăn viên.
Định kỳ bổ sung thêm sỏi dưới dạng hạt nhỏ có tác dụng tăng khả năng nghiền và hấp thụ thức ăn.
Nhất thiết phải cho ăn rau, bèo 0,5 kg/con/ngày.
5. Chăm sóc quản lý đàn
Chú ý tránh các strees cho đàn ngan sinh sản như: Thay đổi thức ăn đột ngột, tiếng ồn, người lạ, chuyển địa điểm…
* Kiểm tra sức khoẻ đàn ngan:
- Hàng ngày quan sát tình hình sức khoẻ đàn ngan phát hiện sớm những ngan yếu, loại khỏi đàn những ngan ốm, đồng thời kiểm tra tình hình ngan ăn uống.
- Kiểm tra khối lượng ngan trong quá trình đẻ trứng theo dõi diễn biến đẻ trứng, ghi chép số ngan loại thải số trứng đẻ hàng ngày, tỷ lệ phối và tỷ lệ nở.
* Sản lượng trứng: Là số trứng bình quân mà một con ngan mái sản xuất ra trong một năm.
Vệ sinh thay độn chuồng hàng ngày, tránh nấm mốc, đảm bảo chuồng khô và sạch.
- Bổ sung ánh sáng 12-14 giờ/ngày căn cứ vào độ dài ánh sáng tự nhiên.
- Tránh hiện tượng ngan béo dẫn đến đẻ kém.
- Phòng bệnh định kỳ (Tụ huyết trùng, Salmonella…).
6. Nhặt và bảo quản trứng giống
Chú ý tập cho ngan đẻ trong ổ ngay từ lúc bắt đầu đẻ trứng.
Trứng thu lượm ngay sau khi ngan đẻ. Trứng được xếp vào khay và loại các trứng đẻ bị vỡ hay bị bẩn, không đưa ấp. Nếu nhặt trứng phát hiện thấy số trứng ít hơn ngày hôm trước 10% trở lên thì phải kiểm tra lại khâu chăm sóc, nuôi dưỡng đàn ngan sinh sản kịp thời, nếu có sai sót phải chấn chỉnh ngay.
7. Kỹ thuật ấp trứng
7.1 Chọn trứng ấp
Trứng để ấp chọn những quả vỏ sạch sẽ không dính phân, bùn, không dập vỡ. Khối lượng trứng từ 65-75 g.Trứng ngan không tròn quá cũng như không dài quá. Không đứt giây chằng không loảng lòng. Soi trứng lên không có dị vật, vết máu.
7.2. Bảo quản trứng ngan
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng bảo quản
+ Nhiệt độ:
Cần bảo quản trứng ở nhiệt 15-20°C. Khi nhiệt độ bảo quản lên cao sẽ làm cho phôi phát triển, song nên nhiệt độ không thích hợp sẽ gây chết phôi. Trứng ngan bảo quản trong 7 ngày ở nhiệt độ 28-33°C không ánh hưởng đến kết quả ấp nở. Có thể bảo quản trứng ngan đến 14 ngày ở 18-20°C vẫn cho tỷ lệ nở khá. Cần đảo trứng 1 lần/ngày với góc 180°. Tại các hộ gia đình có thể xếp trứng lên khay (để nằm ngang), nơi thoáng mát không bị hấp thụ nhiệt, không để trứng chồng lên nhau
+ Ẩm độ:
Ẩm độ thích hợp trong bảo quản là 75-82%. Ẩm độ thấp sẽ làm trứng bốc hơi nước, ẩm độ cao sẽ làm cho nấm mốc phát triển.
+ Sự giảm khối lượng trứng trong thời gian bảo quản
Trứng ngan bảo quản ở nhiệt độ 25-33°C trong 1 ngày giảm khối lượng 0,81%. Nếu khối lượng giảm hơn 1% tỷ lệ nở sẽ giảm rõ rệt.
+ Các chú ý khác:
– Xếp trứng trong thời gian bảo quản: Trứng xếp trong khay, để nghiêng 30° hoặc nằm ngang, buồng khí xếp lên trên (đầu tủ), đầu nhỏ cho xuống dưới.
7.3. Ấp trứng ngan bằng ngan mái (ấp tự nhiên)
Chọn trứng tươi mới đẻ được 7-10 ngày để ấp, trứng để lâu hơn 10 ngày, tỷ lệ ấp nở sẽ giảm. Nếu có nhiều trứng cũng chỉ xếp từ 20-25 quả một ổ cho 1 mái ấp, Xếp nhiều trứng 1 ổ, ngan mái không phủ kín trứng, nhiệt độ ấp các trứng không đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nở
Trong 10 ngày đầu ngan mái tự sản ra nhiệt độ khoảng 38°5, sau đó khoảng 37°8, giảm dần xuống 37°2.
Trong những ngày đầu, con mái không rời khỏi ổ lúc nào, vì vậy cần cho ngan mẹ ăn uống ngay cạnh ổ. Những ngày sau ngan mẹ rời ổ ngày 1 đến 2 ỉần, rồi tăng số lần rời ổ để xuống ăn uống nhiều hơn.
Trong ấp tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, chỉ cần chăm sóc con mẹ và bảo quản trứng trong ổ ấp.
Trứng ngan ấp 33-35 ngày thì nở. Những ngan con nở từ ngày 36 trở đi thường yếu không nuôi được. Vì vậy đến hết ngày thứ 35 người ta cho xuống ổ để nuôi ngan con. Tỷ lệ nở trên 90% so với trứng có phôi là đạt yêu cầu.
7.4. Ấp trứng ngan nhân tạo bằng máy
7.4.1. Xếp trứng
Xếp trứng ngan vào khay ấp bằng gỗ, xếp trứng nghiêng 30°. Tránh rơi trứng trong quá trình đảo trứng.
7.4.2. Nhiệt độ, độ ẩm trong máy ấp
Ấp trứng ngan nội
Giai đoạn ấp, nở | Ngày ấp | Nhiệt độ | Độ ẩm (%) |
Giai đoạn ấp | 1-9 | 38°2-38°3 | 64-65 |
Giai đoạn ấp | 10-30 | 37°6-37°7 | 55-58 |
Giai đoạn nở | 31-35 | 37°3-37°4 | 80-85 |
Ấp trứng ngan Pháp
Giai đoạn ấp, nở | Ngày ấp | Nhiệt độ | Độ ẩm (%) |
Giai đoạn ấp | 1-11 | 38°2-38°5 | 64-65 |
Giai đoạn ấp | 12-25 | 37°8-38° | 55-57 |
Giai đoạn ấp | 26-30 | 37°6-37°7 | 55-57 |
Giai đoạn nở | 31-35 | 37°4-37°5 | 80-85 |
– Để điều chỉnh chế độ nhiệt và chế độ ẩm có hiệu quả, tiến hành kiểm tra sự giảm khối lượng trứng trong quá trình ấp. Cân tổng thể 50 quả trứng có đánh dấu để 5 ngày sau lại cân số trứng đó, nếu thấy bình quân giảm 0,38g ở giai đoạn 1, 0,47g ở giai đoạn 2 và 0,36g ở giai đoạn 3, tổng cả giai đoạn đến 30 ngày ấp, giảm 13-14% là lý tưởng nhất. Nếu sự giảm lớn hơn 15% hay nhỏ hơn 12% thì tỷ lệ nở sẽ thấp.
7.4.3. Đảo trứng ngan
Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi sát vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chết được cải thiện và phôi phát triển tốt, nhất là giai đoạn đầu và giai đoạn giữa.
Trứng được đảo một góc 90° nếu xếp nghiêng, đảo 180° nếu xếp nằm ngang, trứng được đảo 2 giờ/lần. Mỗi ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi chết, dính vào vỏ và không di động, sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín được, lượng albumin nằm bên ngoài túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, mổ vỏ không đúng vị trí, phỏi dị hình ở phần mắt, mỏ và đầu.
7.4.4. Thông thoáng
Trứng vịt và trứng ngan có khối lượng 70-80 g hấp thụ 9169cm3 (Oz) oxy và thải 6607cm3 cacbonic (CO2), trứng gà hấp thụ 4000cm3 O2 và thải 3536cm3 CO2 Chính vì vậy trong máy ấp luôn phải đảm bảo 21% O2 và không quá 0,04-0,1% khí cacbonic. Nếu khí cacbonic lóm hơn 0,4% sẽ có hại tới sự sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây tỷ lệ chết cao, nồng độ O2 cũng không thể thấp hơn dưới 15%.
Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt xấp xỉ 300 vòng/phút với máy ấp. Máy nở vận tốc gió 40-45 cm/giây.
Nếu 8 ngày ấp mà không khí lưu thông không đều sẽ làm phôi phát triển cũng không đều, chỗ nhanh, chỗ chậm. Sau 15 ngày, vị trí phôi không đúng, phôi phát triển không đều và sau 28-30 ngày phôi chết, có hiện tượng xuất huyết. Trong máy ấp, lỗ thông thoáng được mở 1/5 ở những ngày đầu, sau đó nới dần, càng tăng ngày ấp, càng mở rộng. Những ngày cuối, mở toàn bộ đặc biệt là mùa nóng. Mùa đông cần quan tâm đến nhiệt độ môi trường và kiểm tra nhiệt độ máy. Nếu nhiệt độ xuống thấp phải đóng bớt cửa lại. Đối với máy thủ công ngày đầu để hở 3 lồng thoáng, sau đó tháo dần lỗ thoáng ra những ngày cuối mở hết các lỗ thông thoáng.
7.4.5. Làm mát trứng ngan
Không thể thiếu được chế độ làm mát quá trình ấp trứng thuỷ cầm do cấu trúc vỏ và các thành phần dinh dưỡng bên trong quả trứng.
Quy trình về chế độ làm mát trứng
Chế độ quy định | Đơnvị | Chế độ 1 | Chế độ 2 | Chế độ 3 |
Số lần làm mát | Lần | 1 | 2 | 3 |
Ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm mát | Ngàythứ | 9-31 | 7-2021-31 | 1-1415-2425-31 |
Thời gian làm mát | Phút | 9 phút ngày đầu, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở | 9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khi ra nở | 9 phút ngày đầu,, sau 1 ngày + 1 phút tăng đến 25 phút giữ đến khí ra nở |
Thời gian đưa ra làm mát | Giờ | 11 giờ sáng | 9 giờ sáng 16 chiều | 9 giờ sáng 16 giờ chiều 22 giờ đêm |
Chế độ 3 cho tỷ lệ ấp nở cao nhất.
7.4.6. Kiểm tra sinh vật học
Cẩn kiểm tra sinh vật học thông qua soi trứng trong các giai đoạn ấp để biết khả năng phát triển của phôi và khả năng nở của mỗi lứa ấp. Lần 1 lúc 9 ngày, lần 2 lúc 17 ngày, lần 3 lúc 30 ngày.
+ Mục đích kiểm tra
- Xác định được chất lượng sinh học của trứng.
- Cho phép lập chế độ ấp trong những điều kiện cụ thể.
- Xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém.
- Định ra phương hướng để nâng cao kết quả ấp nở.
+ Phương pháp kiểm tra
Dùng đèn soi để kiểm tra, loại những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm chỗ, tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ áp hay cải thiện chế độ nuôi dưỡng tránh gây thiệt hại không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Góc xếp trứng ngan: xếp nằm ngang (nếu cần diện tích máy có thể xếp nghiêng 30-45°).
Soi trứng kỳ 1: 9 ngày ấp; kỳ 2: 17ngày ấp; kỳ 3: 30 ngày ấp.
Tin tức khác
- Lưu ý ấp trứng trong mùa nắng nóng (25-03-2018)
- Lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng máy ấp trứng – Những Điều bạn cần biết (26-03-2018)
- Lưu ý mầm bệnh xâm nhập vào trứng khi ấp trứng (26-03-2018)
- Tại sao dùng máy ấp trứng, gà khẻ mỏ không được? (26-03-2018)
- Cách ấp trứng bằng máy (12-04-2018)
- Cách ấp trứng vịt lộn (23-04-2018)
- Bảo quản trứng gà trươc khi ấp (24-04-2018)
- Chọn mua máy ấp trứng loại nào tốt (08-06-2018)